Phụ nữ đến tháng có hiến máu được không? Ai cần trì hoãn hiến máu?

Bạn đang xem bài viết Phụ nữ đến tháng có hiến máu được không? Ai cần trì hoãn hiến máu? tại Hgcup.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, có ý nghĩa lớn lao đối với những người bệnh đang cần máu để cứu sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiến máu và việc hiến máu trong trường hợp đang có kinh nguyệt là một vấn đề  nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài chia sẻ dưới đây của Hgcup.vn nhé!

Phụ nữ đến tháng có hiến máu được không?

Hiện nay, chưa có quy định nào không cho phép phụ nữ đang có kinh nguyệt hiến máu, tuy nhiên, theo các tổ chức y tế, hiến máu trong thời gian ngày đèn đỏ diễn ra có thể làm giảm lượng máu trong cơ thể và gây tình trạng suy kiệt. Thông thường, các tổ chức chuyên gia khuyến khích phụ nữ tránh hiến máu trong thời gian đang có kinh nguyệt.

Phụ nữ đến tháng có hiến máu được không? Ai cần trì hoãn hiến máu?Phụ nữ đến tháng có hiến máu được không?

Nguyên nhân là do trong ngày đèn đỏ, cơ thể phụ nữ đã mất một lượng máu và có thể gặp tình trạng suy nhược, thiếu máu, hạ huyết áp, cùng với các triệu chứng thường gặp như đau bụng kinh, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, lời khuyên dành cho phụ nữ là không nên hiến máu trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt và tốt nhất là chọn thời điểm hiến máu 7 ngày trước hoặc sau khi kinh nguyệt kết thúc.

Những trường hợp cần trì hoãn thực hiện hiến máu

Những trường hợp cần trì hoãn thực hiện hiến máuNhững trường hợp cần trì hoãn thực hiện hiến máu

Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT, người hiến máu cần đảm bảo không mắc các bệnh mạn tính, không mang thai, không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người, không nghiện ma túy hoặc rượu, không có khuyết tật nặng, không sử dụng thuốc cụ thể và không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu hoặc tình dục.Một số trường hợp cần trì hoãn tham gia hiến máu gồm:

Một số trường hợp cần trì hoãn tham gia hiến máu gồm:

  • Trì hoãn trong khoảng 12 tháng đối với người cần can thiệp ngoại khoa và cần thời gian phục hồi sữa khỏe, mắc các bệnh truyền nhiễm và cần khỏi bệnh trước khi hiến máu, hoặc người vừa kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
  • Những người đã xăm da, bấm lỗ tai, lỗ mũi hoặc có tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của những người mắc bệnh lây truyền qua đường máu hoặc có nguy cơ mắc các bệnh này, những người mắc các bệnh như viêm tắc tĩnh mạch, động mạch, bị rắn cắn, nhiễm trùng huyết cần trì hoãn hiến máu trong 6 tháng.
  • Trì hoãn trong 4 tuần với những người đã từng mắc và khỏi một số bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm dạ dày, viêm phổi, viêm phế quản hoặc các bệnh như ho gà, sởi, quai bị, rubella, sốt xuất huyết. Đồng thời, những người đã kết thúc tiêm phòng các loại bệnh như sởi, quai bị, thương hàn, ung thư cổ tử cung, thủy đậu cũng nên trì hoãn hiến máu.
  • Những người mắc bệnh dị ứng, mũi họng, đau nửa đầu, cúm, cảm lạnh hay phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt nên trì hoãn hiến máu trong vòng 7 ngày.

Mặc dù pháp luật không có quy định về việc không được hiến máu khi đến ngày đèn đỏ, tuy nhiên phụ nữ nên hiến máu sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 7 ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Nguồn: Medlatec.vn.

Chọn mua trái cây tươi ngon tại Hgcup.vn:

Hgcup.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phụ nữ đến tháng có hiến máu được không? Ai cần trì hoãn hiến máu? tại Hgcup.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *